Kê biên tài sản được quy định ra sao?

Xin chào anh/chị Ban biên tập, tôi tên Hoài Linh sinh viên năm 3 trường Đại học luật Tp.HCM. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về kê biên tài sản qua các giai đoạn. Nhưng có vài vấn đề vẫn chưa rõ nên cần lắm là được quy định ở điều mấy của Bộ luật tố tụng hình sự 1988, cần sự hỗ trợ từ anh/chị, cụ thể: kê biên tài sản được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988, kê biên tài sản được quy định như sau:

1- Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2- Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.

3- Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này, đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

4- Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải kịp thời ra quyết định huỷ bỏ lệnh kê biên.

Trên đây là nội dung tư vấn về kê biên tài sản trong tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kê biên tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào