Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh 1989
Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 thì Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định cụ thể như sau:
Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cục Cảnh sát trực tiếp đấu tranh chống tội phạm kinh tế và các tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; các phòng Cảnh sát trực tiếp đấu tranh chống tội phạm kinh tế và các tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, ban giám thị trại tạm giam ở cấp tỉnh và trại giam, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh này đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì tạm giữ ngay người đó và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 6 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật