Tính độc lập của thẩm phán được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Mạnh Lân sinh viên trường Đại học Luật Tp.HCM. Tôi hiện đang tìm hiểu về quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán để hoàn thiện bài báo cáo của mình. Tuy nhiên, khi càng tìm hiểu sâu tôi thấy có vài vấn đề không hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Tính độc lập của thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ Điều 3 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành, tính độc lập được quy định như sau:

1. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.

2. Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.

3. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tính độc lập của thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào