Chấm dứt việc thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định ra sao?

Chấm dứt việc thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Văn Anh, hiện tôi đang tìm hiểu thẩm quyền của Thừa phát lại khi thi hành án dân sự. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Chấm dứt việc thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi.

Chấm dứt việc thi hành án dân sự của Thừa phát lại quy định tại Điều 43 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP. Có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:

- Việc thi hành án của Thừa phát lại chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Người phải thi hành án đã thực hiện xong các nghĩa vụ thi hành án theo văn bản yêu cầu thi hành án hoặc người phải thi hành án, người được thi hành án là cá nhân chết, tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể mà không có ai kế thừa quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

+ Vụ việc bị đình chỉ theo quy định của pháp luật;

+ Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự.

- Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại:

+ Khi việc thi hành án chấm dứt, văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý văn bản yêu cầu thi hành án;

+ Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận, thì văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật thi hành án dân sự và pháp luật về tài sản vắng chủ.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc chấm dứt việc thi hành án dân sự của Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào