Người bị tạm giữ được quy định như thế nào?

Chào các bạn Ban biên tập, tôi tên Hoàng Mai sinh sống và làm việc tại Bình Định. Hiện em trai tôi có tham gia đánh nhau nên bị Công an bắt hiện đang bị tạm giữ, tôi rất lo lắng, nên có tìm hiểu một số quy định nhưng vẫn chưa rõ nhờ sự giúp đỡ từ các bạn, không biết người bị tạm giữ có các quyền và nghĩa vụ gì không? Hay cụ thể là Người bị tạm giữ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Người bị tạm giữ được quy định như sau:

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Trên đây là nội dung tư vấn về Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào