Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự được quy định ra sao?

Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Minh Hùng, hiệ tôi đang tìm hiểu thẩm quyề của Thừa phát lại khi thi hành án dân sự. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi.

Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự được quy định tại Điều 34 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP. Có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:

1. Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.

2. Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trong trường hợp Thừa phát lại thi hành án theo thẩm quyền liên quan đến tài sản phát sinh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại

Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào