Quy định về phòng khám phụ khoa

Quy định về phòng khám phụ khoa? Tôi đang theo học lớp y tá tại TPHCM. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Phòng khám phụ khoa được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập. Thanh Nam (nam***@gmail.com)

Phòng khám phụ khoa được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

2.1. Phòng khám.

- Phải là một phòng riêng, không chung với phòng đẻ.

- Diện tích tối thiểu 9 m2.

- Một bàn khám phụ khoa có bậc lên xuống, có chỗ gác chân.

- Một bàn làm việc để tiếp đón, ghi chép, lưu giữ sổ sách.

- Một bàn con để dụng cụ khám.

- Một đèn soi.

- Có nơi treo quần áo của khách hàng.

2.2. Dụng cụ khám.

- Ít nhất cần có 3 bộ dụng cụ khám và găng tay vô khuẩn.

- Những phương tiện khác:

+ Bông miếng nhỏ, tẩm nước đã khử khuẩn để lau âm đạo, cổ tử cung.

+ Acid acetic 3% để phân biệt tổn thương cổ tử cung với viêm.

+ Lugol 3% để phát hiện tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung.

+ Betadin để sát khuẩn khi cần.

Theo đó, bộ khám phụ khoa bao gồm những dụng cụ sau:

- Mỏ vịt : 03 (to, vừa, nhỏ)

- Kẹp dài sát khuẩn : 03

- Hộp đựng (có nắp đậy kín) : 01

- VIA test : 01

(test phát hiện tổn thương nghi ngờ cổ tử cung bằng mắt thường lugol và acid acetic)

Trên đây là nội dung quy định về phòng khám phụ khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào