Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện trong vụ án hành chính được quy định như sau:
- Người khởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện. Bên bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, khắc phục hành vi hành chính bị khiếu kiện, có quyền phản bác yêu cầu của người khởi kiện hoặc đề xuất yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của người khởi kiện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc cùng tham gia tố tụng với bên đương sự khác.
- Đồng thời, xin cung cấp thêm Các đương sự có quyền:
+ Đưa ra tài liệu, chứng cứ; được đọc, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp;
+ Yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Tham gia phiên toà;
+ Yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch nếu có lý do quy định tại các Điều 16 và 27 của Pháp lệnh này;
+ Thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật;
+ Tranh luận tại phiên toà;
+ Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
+ Yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Các đương sự có nghĩa vụ:
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của Toà án;
+ Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện trong vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật