Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng tại phiên tòa được quy định ra sao?

Chào anh/chị Ban biên tập, tôi tên Như Quỳnh sinh sống và làm việc tại Tiền Giang. Để hoàn thiện bài báo cáo của mình tôi có tìm hiểu về Bộ luật Tố tụng Dân sự giai đoạn 2004-2014. Tuy nhiên, dù cũng đã có nghiên cứu những vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ lắm, nhờ anh/chị hỗ trợ, cụ thể: Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, bảo đảm tính khách quan của người làm chứng tại phiên tòa được quy định ra sao? Mong là sớm nhận được câu trả lời từ các bạn, cảm ơn! (01233***)

Căn cứ theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, bảo đảm tính khách quan của người làm chứng được quy định như sau:

- Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, chủ toạ phiên toà có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.

- Trong trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ toạ phiên toà có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Trên đây là nội dung tư vấn về Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bác.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào