Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự được quy định ra sao?

Chào anh/chị Ban biên tập, tôi tên Thùy Trâm sinh sống và làm việc tại Vĩnh Long. Để hoàn thiện bài báo cáo của mình tôi có tìm hiểu về Bộ luật Tố tụng Dân sự giai đoạn 2004-2014. Tuy nhiên, dù cũng đã có nghiên cứu những vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ lắm, nhờ anh/chị hỗ trợ, cụ thể: Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự được quy định ra sao? Mong là sớm nhận được câu trả lời từ các bạn, cảm ơn! (01233***)

Căn cứ theo quy định tại Điều 314 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự được quy định như sau:

1. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Thư ký Toà án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

b) Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ;

c) Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

d) Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự;

đ) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

e) Xem xét tài liệu, chứng cứ;

g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;

h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án.

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bác.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào