Nguồn vốn thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?
Nguồn vốn thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội được quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành với nội dung như sau:
Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ các nguồn vốn được giao trong kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội, bao gồm:
- Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước: Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.
- Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn trái phiếu chính quyền địa phương.
- Quỹ Phòng, chống thiên tai.
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội).
- Nguồn kinh phí chi thường xuyên cho công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ưu tiên vốn đầu tư trong kế hoạch hàng năm và trung hạn để xây dựng các công trình phòng, chống, thiên tai phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời về nguồn vốn thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật