Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là gì?

Cho tôi hỏi, theo quy định mới thì khái niệm Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền được quy định như thế nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019) thì khái niệm Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền được quy định cụ thể như sau:

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh như sau:

- Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

- Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là gì?

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là gì? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về cạnh tranh bao gồm:

- Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

- Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cạnh tranh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào