Khái niệm Chiến tranh nhân dân theo Luật Quốc phòng 2018 mới nhất

Xin chào, tôi là Ngọc Linh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng. Trong quá trình tìm hiểu và qua các phương tiện thông tin truyền thông mà tôi được biết thì Quốc hội đã thông qua Luật Quốc phòng mới quy định về lĩnh vực này. Do đó, tôi có rất nhiều thắc mắc đang cần được giải đáp để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mình. Cho tôi hỏi, theo quy định mới thì khái niệm Chiến tranh nhân dân được quy định như thế nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm Chiến tranh nhân dân được quy định cụ thể như sau:

Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Luật Quốc phòng 2018 quy định hoạt động quốc phòng phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

- Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.

- Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

- Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm Chiến tranh nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc phòng 2018.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào