Trên bản đồ hiện trạng khu vực khoáng sản khai thác bằng phương pháp hầm lò thể hiện nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2013/TT-BTNMT quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì trên bản đồ hiện trạng khu vực khoáng sản khai thác bằng phương pháp hầm lò thể hiện những nội dung sau:
- Các thông tin về trắc địa: đường bình độ, các điểm mốc trắc địa (mốc chính, điểm mốc phụ, điểm khống chế), địa vật, hệ thống thủy văn.
- Các thông tin về địa chất: các phân vị địa chất (không tô màu theo tuổi), các đứt gãy, thế nằm của đá v.v...
- Các thông tin về khoáng sản: ranh giới thân khoáng sản và thế nằm; các khối trữ lượng, các công trình thăm dò và số hiệu; thông tin về khoáng sản theo giai đoạn thăm dò trước khai thác, thăm dò nâng cấp; vị trí lấy mẫu bổ sung (nếu có).
- Các thông tin về khu vực khai thác: các công trình xây dựng cơ bản mỏ; vị trí, thông số các đường lò/giếng mở vỉa, đường lò/giếng vận chuyển, đường lò/giếng thông gió, đường lò chợ và các đường lò, các công trình phụ trợ khác phục vụ hoạt động khai thác.
Đối với các đường lò/giếng xây dựng và hoạt động trong kỳ lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng phải lập bổ sung bản vẽ bình đồ, mặt cắt ngang hiện trạng của các đường lò/giếng đó. Bình đồ, mặt cắt phải ghi đủ các thông tin về tên, độ cao miệng giếng, các điểm đường lò/giếng đối phương, đối với lò/giếng nghiêng ghi giá trị góc nghiêng, có ký hiệu chỉ dẫn riêng từng loại đường lò/giếng.
Trên đây là câu trả lời về nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng khu vực khoáng sản khai thác bằng phương pháp hầm lò. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 02/2013/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật