Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định ra sao?
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định tại Điều 31 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP. Có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:
- Trên cơ sở yêu cầu và thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; quyết định phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được vào sổ thụ lý.
- Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình Thẻ Thừa phát lại, công bố quyết định và phải lập biên bản về việc xác minh. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
Các quy định khác của pháp luật về thi hành án dân sự cũng được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án.
- Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký tài sản khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng
Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tạiNghị định 61/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật