Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên

Xin chào, tôi là Đức Anh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên được quy định cụ thể như sau:

- Xác định dạng khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:

Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của người khuyết tật, phỏng vấn người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của người khuyết tật.

- Xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:

Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể cũng như các hoạt động của người khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho người đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của người khuyết tật.

Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào