Thủ tục tống đạt văn bản thi hành án dân sự của văn phòng Thừa phát lại

Thủ tục tống đạt văn bản thi hành án dân sự của văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Nhật Anh, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về chế định Thừa phát lại, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể: Thủ tục tống đạt văn bản thi hành án dân sự của văn phòng Thừa phát lại quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đềnày tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Thủ tục tống đạt văn bản thi hành án dân sự của văn phòng Thừa phát lại quy định tại Điều 23 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:

- Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.

- Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

- Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

- Việc tống đạt được coi là hoàn thành nếu đã được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt, kèm theo các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.

- Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục tống đạt văn bản thi hành án dân sự của văn phòng Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tạiNghị định 61/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào