Thẩm quyền, phạm vi tống đạt văn bản thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Thẩm quyền, phạm vi tống đạt văn bản thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định tại Điều 21 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP Có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:
- Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
- Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự tại Khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại
Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền, phạm vi tống đạt văn bản thi hành án dân sự của Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tạiNghị định 61/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật