Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ được quy định như thế nào? Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về Quỹ tích lũy trả nợ. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập. Khánh Uyên (09022***)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ như sau:

- Quyết định việc sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn.

- Quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn. Quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng.

- Quyết định việc trích một phần phí bảo lãnh, phí cho vay lại và quy định việc quản lý sử dụng kinh phí được trích từ phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại cho nghiệp vụ quản lý nợ công.

Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tướng Chính phủ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào