Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH cho người lao động

Xin chào, tôi là Minh Tân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH được quy định cụ thể ra sao? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 thì thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH được quy định cụ thể như sau:

Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH

- BHXH huyện

+ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện thu BHXH;

+ Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH huyện;

+ Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH huyện.

- BHXH tỉnh

+ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh thu BHXH;

+ Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH tỉnh;

+ Giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN; chế độ hưu trí, BHXH một lần, chế độ tử tuất; trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư.

Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào Điều kiện thực tế ở địa phương quyết định việc giao thẩm quyền giải quyết hưởng BHXH một lần tại BHXH tỉnh.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào