Để được mở văn phòng thừa phát lại phải có các điều kiện nào?

Để được mở văn phòng thừa phát lại phải có các điều kiện nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thành Tuấn, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về chế định Thừa phát lại nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Thừa phát lại bị miễm nhiệm trong những trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Để được mở văn phòng thừa phát lại phải có các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

Việc thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có các điều kiện sau:

- Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

- Có cơ cấu tổ chức như sau:

+ Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

+ Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại.

+ Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6, Điều 10 của Nghị định này và phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên.) Nhân viên kế toán;

+ Nhân viên hành chính khác (nếu có).

Trên đây là nội dung câu trả lời về những điều kiện để được mở văn phòng thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào