Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và sở tư pháp về việc quản lý hoạt động của thừa phát lại
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và sở tư pháp về việc quản lý hoạt động của thừa phát lại y định tại Khoản 3. 4 Điều 8 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại tthành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quy hoạch, phát triển nghề Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại;
b) Cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
c) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại.
4. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại;
b) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
c) Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại;
d) Kiểm tra, thanh tra hoạt động của Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và sở tư pháp về việc quản lý hoạt động của thừa phát lạ Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật