Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại được quy định ra sao?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Văn Hoàng, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về chế định Thừa phát lại nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại được quy định tại Điều 5 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

2. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tạiNghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào