Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004?

Xin chào ban biên tập, Tôi tên Lê Phương sinh sống tại An Giang. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự qua các giai đoạn. Tuy nhiên, dù có cố gắn tìm hiểu nhưng tôi có một số thắc mắc cần lắm sự giúp đỡ từ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Lê Phương (phuong_hk369**@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như sau:

Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

Bên cạnh đó, Bộ này này còn có quy định phát biểu của Kiểm sát viên như sau: Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn về Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào