Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện tại?

Xin chào ban biên tập, Tôi tên Khánh Thùy sinh sống tại Quận Bình Tân, Tp.HCM. Tôi hiện có tham gia phiên Tòa dân sự với tư cách nguyên đơn, do đó mà tôi có tìm hiểu về các thủ tục Tố tụng Dân sự để khi đến Tòa khỏi phải bỡ ngỡ. Tuy nhiên, dù có cố gắn tìm hiểu nhưng tôi có một số thắc mắc cần lắm sự giúp đỡ từ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện tại? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Khánh Thùy(khanh_thuy369**@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Điều 261 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như sau:

Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

Bên cạnh đó, Bộ này này còn có quy định phát biểu của Kiểm sát viên như sau: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn về Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào