Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Xin chào, tôi là Thanh Huy. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:

a) Buộc thu hồi giống vật nuôi; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

b) Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi;

d) Buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi;

đ) Buộc tiêu hủy chất cấm; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; vật nuôi, thủy sản; giống vật nuôi;

e) Buộc hủy kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

g) Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo;

h) Buộc cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi, thủy sản đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ hoặc thu hoạch;

i) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

k) Buộc di chuyển cơ sở sản xuất giống thủy sản;

l) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 64/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp khắc phục hậu quả

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào