Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 được quy định như thế nào?

Xin chào anh/chị, tôi tên Duy Pinky là sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị giai đoạn 2004-2014. Tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ lắm vấn đề này, cần lắm sự giúp đỡ từ anh/chị, cụ thể: Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị được quy định cụ thể như sau:

1. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

2. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

3. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà.

Trên đầy là nội dung tư vấn về Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào