Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định cụ thể như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Bên cạnh đó, Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định như sau:
- Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
+ Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
+ Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
+ Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
- Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Toà án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 của Bộ luật này.
- Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Trên đầy là nội dung tư vấn về Kháng nghị của Viện kiểm sát. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật