Thủ tục phúc thẩm quyết định dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Thủ tục phúc thẩm quyết định dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định như thế nào? Xin chào anh/chị trong Ban biên tập. Em hiện nay đang là sinh viên tại Đại học Hồng Bàng. Trong quá trình học tập, em có thắc mắc muốn nhờ anh/chị tư vấn giúp em. Anh/chị cho em hỏi là: Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, thủ tục phúc thẩm quyết định dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị quy định như thế nào? Em hy vọng Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp em. Chân thành cảm ơn! Thanh Bình (0908***)

Thủ tục phúc thẩm quyết định dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 70 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 như sau:

Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần thiết phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.

Nếu Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phúc thẩm quyết định của Toà án thì sau khi nghe ý kiến của kiểm sát viên, tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định giữ nguyên, sửa hoặc huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.

Quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành.

Trên đây là nội dung quy định về thủ tục phúc thẩm quyết định dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào