Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định như thế nào?

Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định như thế nào? Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong năm 2015 thì thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe! Đình Chương (chuong***@gmail.com)

Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 280 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau:

1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.

4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.

5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền:

a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;

b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;

c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Trên đây là nội dung quy định về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào