Việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Chánh án Tòa án được quy định như thế nào?

Việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Chánh án Tòa án được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Ngọc Dung. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc thi hành án dân sự qua các thời kì và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/06/1993, việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Chánh án Tòa án được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trước ngày 01/06/1993, việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Chánh án Tòa án được quy định tại Điều 15 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành với nội dung như sau:

Những bản án, quyết định được Chánh án Toà án chủ động ra quyết định thi hành bao gồm:

- Bản án, quyết định nói tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành;

- Bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí.

Trên đây là nội dung trả về việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Chánh án Tòa án. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào