Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên

Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Ánh Nguyệt. Hiện đang tìm hiểu quy định về Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể:Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp huyện  quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể:

1. Thành phần:

a) Trưởng Ban Thư ký: là một trong những thành viên của Ban Tổ chức Hội thi.

b) Thành viên: gồm thư ký tổng hợp và thư ký các tiểu ban giám khảo.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Ban Thư ký là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo;

b) Giúp Trưởng Ban Tổ chức Hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp Ban Tổ chức, các văn bản chỉ đạo và triển khai Hội thi;

c) Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực để tham gia Ban Giám khảo và trình Trưởng Ban Tổ chức quyết định thành lập Ban Giám khảo;

d) Tổng hợp kết quả chấm thi, báo cáo Trưởng Ban Tổ chức Hội thi;

đ) Giải quyết các yêu cầu chuyên môn;

e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi;

g) Viết báo cáo tổng kết Hội thi.

Ban Thư ký phải tuân thủ các quy định về bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục thường xuyên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào