Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định cũ

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định cũ gồm những gì? Tôi là Mạnh Hải, là cán bộ hưu trí. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật báo chí qua các thời kỳ. Theo như tôi biết trong thời buổi công nghệ thông tin hiện đại như hiện nay thì hoạt động báo chí rất được quan tâm. Vì thế tôi muốn hiểu thật cụ thể pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí từ trước đến nay. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định cũ gồm những gì? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 Luật Báo chí 1989, theo đó:

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân gồm:

- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;

- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;

- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.

Trên đây là tư vấn về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định cũ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Luật Báo chí 1989. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chúc sức khỏe và thành công!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào