Đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa XNK, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với các khoản nợ khó thu

Đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với các khoản nợ khó thu được quy định như thế nào? Tôi đang làm việc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, công việc của tôi có một số vấn đề cần Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với các khoản nợ khó thu được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không? Hy vọng tôi có thể sớm nhận được hồi đáp từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn và chúc quý Ban biên tập nhiều sức khỏe! Hải Anh (hai_anh***@gmail.com)

Căn cứ theo Mục 1 Khoản 3 Phần II Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018 thì việc đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với các khoản nợ khó thu được quy định như sau:

Thực hiện rà soát các khoản nợ:

1.1 Nếu đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, cơ quan hải quan đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế hoặc không thực hiện được đầy đủ các biện pháp (hồ sơ cưỡng chế chứng minh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp theo quy định nhưng không có khả năng thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế theo quy định) và đủ điều kiện thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ thì thực hiện các bước như điểm 1.1 mục IV phần II quy trình này.

1.2 Đối với khoản nợ chưa quá 10 năm hoặc đã quá 10 năm nhưng không đủ điều kiện xóa nợ:

1.2.1. Công chức rà soát và thực hiện như sau:

1.2.1.1 Nợ của người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể, phá sản:

Công chức lập Tờ trình báo cáo Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục tình trạng của người nộp thuế theo dõi, đôn đốc để thu hồi nợ, lập phiếu đề xuất, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục duyệt ký gửi Cục HQ đề nghị có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản để thực hiện thanh toán khoản tiền nợ theo quy định và tiếp tục thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ.

1.2.1.2 Nợ của người nộp thuế đã và đang bị điều tra, khởi tố:

- Công chức lập Tờ trình báo cáo Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục tình trạng của người nộp thuế và đề xuất các biện pháp thu hồi nợ, lập phiếu đề xuất, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục duyệt ký gửi Cục HQ đề nghị có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về các khoản nợ để được xử lý khi có kết luận của cơ quan pháp luật hoặc theo bản án của tòa án.

- Khi có kết luận của cơ quan điều tra, quyết định của Tòa án, nếu người nộp thuế chưa nộp vào NSNN, công chức được phân công quản lý nợ báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục các biện pháp thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

1.2.1.3. Nợ của người nộp thuế không tìm được địa chỉ kinh doanh hoặc không tìm thấy người nộp thuế tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, không tìm được người nộp thuế:

- Công chức lập phiếu đề xuất báo cáo Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục tình trạng người nộp thuế và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cụ thể:

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan truy tìm người nộp thuế có nợ hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có nợ và thực hiện các biện pháp thu đòi nợ thuế; Báo cáo Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục kết quả thu đòi nợ và truy tìm người nộp thuế có nợ, đề xuất biện pháp xử lý.

+ Công chức kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh của người nộp thuế có nợ hoặc tìm kiếm trên địa chỉ trang Web của Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thuế để truy tìm địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật.

+ Liên hệ UBND xã, phường, thị trấn và công an địa phương để nhờ hỗ trợ phối hợp truy tìm người đại diện theo pháp luật hoặc chủ sở hữu của người nộp thuế có nợ; khi kết thúc buổi làm việc nếu người nộp thuế có nợ không có tại địa chỉ đăng ký kinh doanh thì đề nghị chính quyền địa phương xác nhận.

- Trường hợp phát hiện người nộp thuế có nợ có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: chỉ là người được thuê làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật và không nắm rõ về hoạt động kinh doanh của người nộp thuế, cần phối hợp với Công an địa phương để làm rõ.

- Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ theo quy định.

1.2.1.4. Nợ nội địa hóa xe hai bánh gắn máy:

Công chức thực hiện phân loại nợ thuế để xử lý theo nguyên tắc:

- Đối với người nộp thuế có nợ đã thực hiện cổ phần hóa, giao bán, sáp nhập: Lập phiếu đề xuất, dự thảo giấy mời, trình Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục duyệt ký mời người nộp thuế đến làm việc (giấy mời theo mẫu tại phụ lục III Quy trình này).

+ Trường hợp đủ điều kiện xóa nợ thì hướng dẫn và yêu cầu người nộp thuế có nợ lập Hồ sơ xóa nợ theo quy định.

+ Trường hợp không đủ điều kiện xóa nợ thì lập biên bản làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục II Quy trình này và đề xuất thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế.

- Đối với người nộp thuế có nợ bỏ trốn, mất tích, tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện việc xác minh truy tìm theo hướng dẫn tại điểm 1.2.1.3

- Đối với người nộp thuế chây ỳ không nộp thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 mục II phần II quy trình này.

1.2.1.5. Nợ khó thu khác:

Đối với các khoản nợ thuế cơ quan Hải quan đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế nhưng vẫn không thu hồi được tiền thuế nợ, tiếp tục theo dõi và phối hợp với các cơ quan liên quan để thu hồi nợ thuế. Khi khoản nợ quá 10 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai thì lập hồ sơ xóa nợ theo quy định.

1.2.2. Phê duyệt đề xuất:

- Lãnh đạo Đội kiểm tra đề xuất của công chức thụ lý, duyệt ký, trình Lãnh đạo Chi cục (nếu đồng ý) hoặc ghi rõ lý do, ý kiến vào phiếu đề xuất (nếu không đồng ý) và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện.

- Lãnh đạo Chi cục kiểm tra đề xuất của công chức thụ lý, duyệt ký văn bản (nếu đồng ý) hoặc ghi rõ lý do, ý kiến vào phiếu đề xuất (nếu không đồng ý) và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện.

1.2.3. Ban hành văn bản:

Sau khi lãnh đạo phê duyệt, ký văn bản, công chức chuyển bộ phận văn thư để phát hành theo quy định.

Trên đây là nội dung quy định về việc đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với các khoản nợ khó thu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi cục Hải quan

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào