Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng Dân sự 2004

Có các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào trong Tố tụng Dân sự 2004? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Thụ Nhân là cán bộ Nhà nước đã về hưu. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về các biện pháp khẩn cấp tạm thời qua các giai đoạn nhưng vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Có các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào trong Tố tụng Dân sự 2004? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như sau:

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng Dân sự 2004. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào