Đánh giá chứng cứ trong Tố tụng Dân sự được quy định như thế nào?

Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Kim Khánh sinh sống và làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định. Tôi hiện đang tham gia một vụ kiện tại Tòa án với tư cách nguyên đơn về tranh chấp quyền sử dụng đất. Khi nộp đơn khởi kiện tôi có nộp kèm theo chứng cứ. Tôi không hiểu lắm là trong Tố tụng Dân sự đánh giá chứng cứ như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đánh giá chứng cứ được quy định như sau:

- Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

- Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.

- Bên cạnh đó, Bộ luật này có quy định cụ thể việc bảo quản tài liệu, chứng cứ như sau:

+ Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.

+ Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.

+ Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.

+ Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.

Trên đây là nội dung tư vấn về đánh giá chứng cứ trong Tố tụng Dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào