Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra

Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Cường, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể: Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra được quy định ra sao?  Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra được quy định tại Điều 107 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra là văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các điều kiện sau:

- Có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra;

- Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.

Văn bản ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 153 của Luật không được sử dụng làm căn cứ pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung câu trả lời về căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào