Có được ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông không?
Việc ủy quyền nộp phạt giao thông nộp phạt hành chính là một giao dịch dân sự, do đó căn cứ theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền quy định như sau:
+ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
- Về giấy tờ cần có:
+ Giấy ủy quyền theo mẫu của pháp luật quy định: Trong giấy ủy quyền bạn cần phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật và cần ghi rõ số CMND của bạn, của người được ủy quyền và ghi rõ nội dung ủy quyền.
+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông của bạn;
+ Chứng minh thư nhân dân của bạn (bản chính).
Vậy, như phân tích nêu trên bạn có thể ủy quyền cho người khác đi nộp phạt về việc vi phạm giao thông của bạn. Khi đi cần có: Giấy ủy quyền, biên bản xử phạt hành chính, chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền.
Trên dây là nội dung tư vấn về việc ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật