Những việc cán bộ, công chức Tòa án bắt buộc phải làm khi giải giải quyết, xét xử các loại vụ án

Những việc nào cán bộ, công chức Tòa án bắt buộc phải làm khi giải giải quyết, xét xử các loại vụ án? Xin chào ban biên tập, tôi là Đức Sáu cán bộ công chức nhà nước đã về hưu, hiện đang sinh sống tại Gò Vấp Tp Hồ Chí Minh. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể: Những việc nào cán bộ, công chức Tòa án bắt buộc phải làm khi giải giải quyết, xét xử các loại vụ án? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Những việc cán bộ, công chức Tòa án bắt buộc phải làm khi giải giải quyết, xét xử các loại vụ án quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1253/2008/QĐ-TANDTC về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Thực hiện việc giải quyết, xét xử các vụ án được phân công theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

- Phải vui vẻ, cởi mở, hòa nhã, nhiệt tình, trung thực, thận trọng, công tâm, khách quan, toàn diện, đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh trong giải quyết, xét xử các loại án; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;

- Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng để họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật;

- Tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khi thi hành công vụ tại nơi quy định, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, rõ ràng;

- Từ chối tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời về những việc cán bộ, công chức bắt buộc phải làm Tòa án khi giải giải quyết, xét xử các loại vụ án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1253/2008/QĐ-TANDTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào