Các trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định trong Tố tụng hình sự hiện hành?

Các trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định trong Tố tụng hình sự hiện hành? Xin chào Ban biên tập, tôi là Tú Minh, hiện tôi đang tìm hiểu những giai đoạn trong tố tụng hình sự. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Lấy lời khai người làm chứng trong Tố tụng hình sự hiện hành được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Các trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định trong Tố tụng hình sự hiện hành quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trong Tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào