Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn trong những trường hợp nào?

Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn trong những trường hợp nào theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hà Anh sinh sống và làm việc tại Khánh Hòa, Nha Trang, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về hình thức, nội dung đơn khởi kiện giai đoạn 1989-2003, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm được quy định cụ thể ở đâu ở Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn trong những trường hợp nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành, Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn trong những trường hợp sau:

1- Người nộp đơn không có quyền khởi kiện;

2- Thời hiệu khởi kiện đã hết;

3- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật;

4- Sự việc được pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước, nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc cơ quan hữu quan chưa giải quyết;

5- Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào