Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Luật sư
Trong năm 2002, nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn Luật sư được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh luật sư năm 2001, cụ thể:
- Giám sát và đánh giá kết quả tập sự của luật sư tập sự.
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, luật sư tập sự trong hành nghề.
- Giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư.
- Yêu cầu Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khi cần thiết đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
- Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa luật sư, luật sư tập sự với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; giữa Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh với nhau; giữa khách hàng với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.
- Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho luật sư.
- Phản ánh ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư về xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tổ chức để các luật sư tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Báo cáo Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức, hoạt động và danh sách luật sư của Đoàn theo định kỳ hàng năm.
- Gửi Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các nghị quyết, quyết định của Đoàn luật sư.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn Luật sư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh luật sư năm 2001.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật