Quyền của bên nhận bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Quyền của bên nhận bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Như Khánh. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quyền của bên nhận bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (01203***)

Quyền của bên nhận bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP hướng dẫn nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Liên bộ Bộ Tư pháp và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên nhận bảo lãnh có các quyền sau:

- Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác;

- Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh;

- Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

Trên đây là nội dung quy định về quyền của bên nhận bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài lao động cho các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào