Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung nơi tàu hỏa đi ngang
Căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung nơi tàu hỏa đi ngang được quy định như sau:
- Nhiệm vụ:
+ Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;
+ Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị chắn đường ngang, cầu chung phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;
+ Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
+ Ghi chép đầy đủ nhật ký đường ngang, cầu chung;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đường ngang, cầu chung.
- Quyền hạn:
+ Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu;
+ Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.
Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung nơi tàu hỏa đi ngang. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 33/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật