Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân
Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân quy định tại Điều 5 Quyết định 851/QĐ-TCCB năm 2016 Quy chế đánh giá và phân loại cán bộ, công, viên chức, người lao động trong các Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân ban hành, cụ thể như sau:
1. Đối với cán bộ, căn cứ đánh giá bao gồm:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ không được làm quy định tại Luật cán bộ, công chức;
b) Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ;
c) Chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công.
2. Đối với công chức, căn cứ đánh giá bao gồm:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Cán bộ, công chức. Riêng đối với Thẩm phán Tòa án ngoài quy định này còn phải thực hiện đúng quy định tại Điều 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
b) Tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý mà người đó đang giữ;
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, thực hiện (số lượng, tiến độ, chất lượng công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công trong năm).
3. Đối với viên chức, căn cứ đánh giá bao gồm:
a) Nghĩa vụ của viên chức quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Viên chức;
b) Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp;
c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và các cam kết khác trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
d) Việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.
Trên đây là nội dung câu trả lời về căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 851/QĐ-TCCB năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật