Thủ tục đình chỉ thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Thủ tục đình chỉ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Lâm. Đang tìm hiểu quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể: Thủ tục đình chỉ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?  Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Thủ tục đình chỉ thi hành án dân sự quy định tại Điều 16 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, cụ thể như sau:

- Trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm sửa đổi hay hủy bỏ bản án, quyết định đang được thi hành để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm thì cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với việc thi hành bản án, quyết định trước đây và ra quyết định thi hành án theo quyết định của bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật.

Bộ Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc khôi phục quyền, nghĩa vụ của các bên trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án, quyết định đã được thi hành.

- Việc từ bỏ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án trong bản án, quyết định phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với khoản mà người được thi hành án từ bỏ quyền, lợi ích của mình. Trong trường hợp này, người được thi hành án sau đó không còn quyền yêu cầu thi hành án trở lại.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục đình chỉ thi hành án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 173/2004/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đình chỉ thi hành án dân sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào