Quyền, nghĩa vụ của bên nhận gia công đối với bên đặt gia công là gì?
Quyền, nghĩa vụ của bên nhận gia công đối với bên đặt gia công được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
- Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
- Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
- Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
- Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời về quyền, nghĩa vụ của bên nhận gia công đối với bên đặt gia công. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật