Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004

Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Long hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật thi hành án dân sự qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!

Cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, theo đó:

1. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Pháp lệnh này.

Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Pháp lệnh này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án.

2. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này.

3. Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động và trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau hoặc vì l‎ý do đặc biệt khác do Chính phủ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trên đây là tư vấn về cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chúc sức khỏe và thành công!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng chế thi hành án

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào