Chỉnh đốn hàng đội hình tiểu đội hàng ngang trong điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, Chỉnh đốn hàng đội hình tiểu đội hàng ngang được quy định như sau:
a) Khẩu lệnh: “NGHIÊM, NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI) hoặc “ĐỒNG CHÍ … (SỐ …), LÀM CHUẨN, NHÌN GIỮA, THẲNG”; “THÔI”;
b) Động tác:
- Nếu lấy đồng chí số 1 hoặc số cuối để làm chuẩn: Nghe dứt động lệnh “THẲNG”, cán bộ, chiến sĩ quay mặt hết cỡ sang bên phải hoặc bên trái (trừ chiến sĩ làm chuẩn), gióng hàng, nhìn thấy nắp túi áo ngực bên phải (trái) của người đứng thứ 4 về bên trái (phải) của mình (nếu là nữ nhìn ve cổ áo) là thẳng hàng; đứng đúng cự ly, giãn cách. Khi dịch chuyển nếu ở tư thế giữ súng phải xách súng; nghe khẩu lệnh “THÔI”, cán bộ, chiến sĩ quay mặt trở lại nhìn thẳng phía trước; khi tập hợp đội hình 2 hàng ngang, cán bộ, chiến sĩ đứng ở hàng thứ 2 gióng hàng ngang, hàng dọc;
- Nếu lấy đồng chí khác làm chuẩn: Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh “ĐỒNG CHÍ … (SỐ …), LÀM CHUẨN, NHÌN GIỮA, THẲNG”. Nghe dứt động lệnh “THẲNG” cán bộ, chiến sĩ quay mặt về phía người làm chuẩn để gióng hàng;
- Tiểu đội trưởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ xong, sau đó đi đều đến cách đồng chí làm chuẩn từ 2 đến 3 bước để kiểm tra, chỉnh hàng; nếu lấy đồng chí khác làm chuẩn thì quay nửa bên trái, đến cách đồng chí số 1 từ 2 đến 3 bước, quay bên phải để kiểm tra, chỉnh hàng; khi thấy gót chân hoặc ngực của các cán bộ, chiến sĩ trong hàng năm trên một đường thẳng là thẳng hàng. Cán bộ, chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh “ĐỒNG CHÍ (HOẶC SỐ …), LÊN” hoặc “XUỐNG”, chỉnh hàng xong hô “ĐƯỢC” tiểu đội trưởng có thể sửa cho nhiều đồng chí cùng một lúc.
Trên đây là nội dung tư vấn về Chỉnh đốn hàng đội hình tiểu đội hàng ngang trong điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật