Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như thế nào?

Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trung Kiên, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (trungkien***@gmail.com)

Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012, cụ thể như sau:

1. Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như sau:

a) Xây dựng cấu trúc của đề mục dựa theo cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục; trường hợp cần thiết, cơ quan thực hiện pháp điển có thể bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục;

b) Thu thập, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nội dung của đề mục; rà soát để loại bỏ các nội dung không chứa quy phạm pháp luật hoặc đã hết hiệu lực; phát hiện các các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tế để xử lý theo thẩm quyền;

c) Tập hợp các quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật được pháp điển từ cao xuống thấp; các quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy phạm pháp luật được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

2. Cơ quan thực hiện pháp điển kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tế.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc pháp điển theo đề mục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào